Khúc côn cầu trên cỏ là gì? Chi tiết về cách chơi khúc côn cầu trên cỏ
Là một môn thể thao nhánh của họ khúc côn cầu, khúc côn cầu trên cỏ thường được chơi trên sân cỏ ngoài trời. Trong khi khúc côn cầu trên băng sẽ thường xảy ra việc va chạm giữa các cầu thủ, thì khi chơi trên sân cỏ, dưới sự chi phối của các luật mà ít xảy ra va chạm hơn. Để hiểu rõ hơn về môn thể thao này, mời bạn đọc bài viết của bk8plus chi tiết bên dưới.
Khúc côn cầu trên cỏ là gì? Nguồn gốc
Khúc côn cầu trên cỏ là một nhánh trong “dòng họ” trò chơi khúc côn cầu. Trong tiếng Anh, người ta thường gọi môn này là Field Hockey. Các trận đấu thường diễn ra trên sân cỏ và có thể là sân cỏ tự nhiên ngoài trời, hoặc sân cỏ nhân tạo bên trong các nhà thi đấu.
Mỗi đội chơi sẽ có 11 cầu thủ, tất cả sẽ dùng gậy để đưa một đĩa tròn được chế tác đặc biệt vào lưới của đối phương. Đội nào càng ghi được nhiều điểm thì càng có cơ hội giành được chiến thắng cuối cùng.
Môn thể thao này chủ yếu phổ biến ở các nước Tây Âu, ở những nơi có mùa đông băng giá thì sẽ có môn khúc côn cầu trên băng, và vì thế nên có cách gọi là Field Hockey để phân biệt giữa hai môn.
Đôi khi, người ta còn cho rằng môn này là môn thể thao quốc gia của Pakistan và Ấn Độ, thế nhưng thực tế thì Ấn Độ không có môn thể thao quốc gia nào.
Về nguồn gốc, có rất nhiều môn thể thao, trò chơi truyền thống của nhiều quốc gia có thể được xem là “thủy tổ” của môn khúc côn cầu trên cỏ. Chẳng hạn như trò chơi Κερητίζειν được tìm thấy trên một bức phù điêu có niên đại 510 năm trước Công Nguyên của Hy Lạp, hay như ở vùng Nội Mông Trung Quốc có trò beikou.
Cách chơi khúc côn cầu trên cỏ
Trong số 11 cầu thủ của đội hình ra sân thì chỉ có riêng thủ môn là được dùng mọi bộ phận trên cơ thể để tiếp xúc với bóng. Thủ môn sẽ được trang bị đồng phục bảo hộ để tránh bị thương khi chặn bóng. Còn các cầu thủ khác thì phải mặc đúng đồng phục ra sân.
Các cầu thủ trong đội sẽ có nhiệm vụ cản bóng về phía lưới nhà và cố gắng đưa bóng về phía lưới của đối thủ, tất cả việc di chuyển bóng đều phải được thực hiện bằng gậy.
Trong trường hợp trận đấu đã diễn ra hết 4 hiệp nhưng không có đội dẫn trước điểm số thì phải đấu thêm giờ để tìm ra đội dẫn trước, giành chiến thắng. Một số hiệp phụ có thể được quy định thời gian là 10 phút.
Nếu sau thời gian đấu hiệp phụ mà vẫn không tìm ra được đội có điểm cao hơn thì sẽ tiến hành đấu 1 chọi 1. Khi đó thì các đội sẽ chọn ra 5 cầu thủ để đối đầu với 1 thủ môn của đội bạn. Nói cách khác là giảm bớt số lượng cầu thủ trên sân xuống.
Luật chơi
Mỗi trận đấu khúc côn cầu trên cỏ sẽ có 4 hiệp, mỗi hiệp có thời lượng là 15 phút và có 15 phút nghỉ giữa trận để hai đội đổi sân.
Trước khi trận đấu bắt đầu thì trọng tài sẽ tung đồng xu để quyết định xem đội nào được chuyền bóng trước. Trong lúc này thì các cầu thủ phải đứng hết trên phần sân của mình. Đội nào vừa bị thủng lưới thì sẽ được quyền giao bóng ngay cho lượt tiếp theo.
Số cầu thủ được phép tham gia trong cùng một thời điểm ở trên sân đấu là 11, các đội chơi có quyền thực hiện đổi người bất cứ lúc nào và không cần phải có lý do cụ thể. Ngoại trừ lúc thực hiện phạt đền và phạt góc ra thì lúc nào cũng có thể đổi người.
Trên gậy đánh bóng của các cầu thủ khúc côn cầu trên cỏ, sẽ chia ra là “mặt chính diện” tức là mặt phẳng để tiếp xúc với bóng và mặt còn lại. Người chơi chỉ được dùng mặt chính diện này để đánh bóng, không có gậy đánh bóng cho người thuận tay trái. Và để có thể thực hiện các cú đánh không thuận tay thì người chơi phải xoay chiều của mặt gậy lại.
Các cầu thủ trên sân, ngoại trừ thủ môn, thì ngoài gậy ra mọi bộ phận trên cơ thể nếu tiếp xúc với bóng thì tùy trường hợp sẽ bị trọng tài cảnh cáo.
Những thông tin khác về khúc côn cầu trên cỏ
Một số tình huống cố định trong trận đấu
Bóng phạt tự do
Khi xuất hiện lỗi ở ngoài vòng sút bóng thì quả phạt tự do sẽ được trao, cầu thủ thực hiện quả bóng phạt tự do có thể làm di chuyển bóng bằng cách nâng hoặc đánh, đánh bóng nhưng không được nhấc bóng lên quá cao khỏi mặt sân. Cầu thủ của đội bị phạt sẽ đứng cách bóng 5 mét.
Phạt góc
Trong trường hợp trọng tài nhận thấy có tình huống bóng chạm vào cầu thủ phòng ngự và vượt qua vạch biên ngang của sân đấu, thì cầu thủ của đội tấn công sẽ được hưởng một quả phạt góc.
Bên phía đội tấn công sẽ được nhận một quả phạt góc nếu xuất hiện trường hợp cầu thủ của đội phòng ngự cố ý đưa bóng qua phần biên ngang.
Phạt đền góc
Có nhiều trường hợp phạt đền góc được áp dụng:
- Hậu vệ ở trong vòng tròn, có cơ hội nhưng lại không ngăn cơ hội ghi bàn của đối thủ, đồng thời phạm lỗi ở khu vực này.
- Khi cầu thủ của đội kia đang không giữ bóng, hoặc đang có cơ hội để nhận bóng mà hậu vệ bên mình phạm lỗi một cách cố ý bên trong vòng tròn đối với các cầu thủ này.
- Có hậu vệ cố ý phạm lỗi ở bên ngoài của vòng tròn nhưng lại ở trong phạm vi của khu vực 23 mét.
- Biên ngang của sân là nơi không được đưa bóng qua, nhưng hậu vệ vẫn cố ý đưa bóng đi quá vạch biên.
- Khi bóng bị vướng/mắc vào trong quần áo, trang bị của cầu thủ đội phòng ngự đang đứng bên trong vòng tròn.
Đánh phạt đền
Xuất hiện tình huống đánh phạt đền khi:
Hậu vệ phạm lỗi ở trong vòng tròn, dù là cố ý hay vô ý, có tác dụng ngăn cản đối thủ ghi bàn;
Cố ý phạm lỗi trong vòng cấm;
Hậu vệ lặp lại nhiều lần hành động chạy qua khỏi vạch cầu môn trong lúc thực hiện phạt đền góc.
Quả phạt đền góc chỉ được thực hiện bởi một cầu thủ ở đội tấn công, đội đối thủ sẽ chỉ có một thủ môn làm nhiệm vụ cản bóng.
Nếu như thủ môn đỡ được đường bóng thì trận đấu sẽ được bắt đầu lại với quả 15 mét cho đội phòng ngự. Còn nếu thủ môn thất bại, thì trận đấu sẽ bắt đầu lại với bóng nằm ở trung tâm sân.
Các loại thẻ phạt trong khúc côn cầu trên cỏ
Thẻ xanh: cảnh cáo cầu thủ và không bị rời sân, nếu tái phạm lỗi tương tự thì sẽ bị phạt thẻ vàng. Đôi khi ở các giải đấu quốc tế thì cầu thủ phải rời sân 2 phút.
Thẻ vàng: đối với thẻ vàng thì trọng tài sẽ tự đưa ra mức phạt thời gian rời sân, thường thì không quá 5 phút và không được quyền thay người. Các cầu thủ phải di chuyển đến khu vực mà các trọng tài đã quy định từ trước.
Thẻ đỏ: là khi trọng tài xét thấy cầu thủ có hành vi vi phạm luật thi đấu nghiêm trọng và sẽ bị đuổi ra khỏi sân trong suốt phần còn lại của trận đấu mà không được đưa cầu thủ thay thế vào. Cầu thủ nhận thẻ đỏ đôi khi còn không được cấp tư cách thi đấu ở một số trận đấu – thực tế thì điều này tùy thuộc vào ban tổ chức giải đấu.
Các giải đấu lớn
Thế vận hội và Hockey World Cup là 2 sự kiện thi đấu khúc côn cầu trên cỏ tầm cỡ quốc tế, có quy mô rất lớn và thường được tổ chức mỗi 4 năm một lần.
Champions Trophy là giải đấu được tổ chức thường nên, để tìm ra 6 đội có vị trí cao nhất.
Từ năm 1998 thì môn khúc côn cầu nói chung đã góp mặt trong Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung Anh.
Cho đến năm 2012 thì ở Thế vận hội, ở nội dung khúc côn cầu trên cỏ dành cho đội bóng nam, Ấn Độ đã dẫn đầu về số huy chương vàng.
Ở nội dung nữ thì đội Úc, Hà Lan đều có 3 lần giành huy chương vàng.
Lời kết khúc côn cầu trên cỏ
Khúc côn cầu trên cỏ là một môn thể thao hấp dẫn, dù các trận đấu luôn diễn ra đầy nhiệt huyết nhưng bạn vẫn sẽ nhận thấy được về cơ bản thì đây vẫn là một môn thể thao ít va chạm. Lối chơi thú vị và sự khéo léo trong di chuyển, dẫn bóng sẽ khiến bạn không thể rời mắt khỏi các trận đấu. Tìm hiểu các môn thể thao khác tại nhà cái bk8 để thể hiện trình độ chơi các môn khác nhé
The post Khúc côn cầu trên cỏ là gì? Chi tiết về cách chơi khúc côn cầu trên cỏ appeared first on BK8.
Via BK8 https://www.bk8plus.com
Comments
Post a Comment