Đấu kiếm – Môn thể thao Olympic đặc sắc
Đấu kiếm là môn thể thao được ưa chuộng ở phương Tây, đặc biệt là ở Pháp, và đã được đưa vào thi đấu chính thức ở các Thế vận hội. Tuy bề ngoài là dùng vũ khí nhưng môn này thực chất rất an toàn với nhiều quy định nghiêm ngặt mà các kiếm sĩ phải tuân thủ. Hãy cùng Bk8 tìm hiểu bộ môn thể thao đặc sắc này.
Đấu kiếm là gì? Nguồn gốc của môn đấu kiếm
Đấu kiếm là gì?
Đấu kiếm trong tiếng Anh còn được gọi là Fencing, đây là một môn thể thao võ thuật, có tính chất đối kháng giữa hai đấu thủ – kiếm sĩ. Các kiếm sĩ khi tham gia thi đấu bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các quy định về trang phục bảo hộ.
Kiếm được dùng trong thi đấu kiếm sẽ có 3 loại là kiếm liễu, kiếm 3 cạnh và kiếm chém. Dựa vào sự phân loại kiếm mà môn này cũng được chia thành 3 thể thức nhỏ, ở mỗi kỳ đại hội thể thao thì một kiếm sĩ sẽ chỉ thi đấu ở 1 nội dung.
Trước đây, khi chưa được công nhận là một môn thể thao thì đấu gươm được biết đến là một trò chơi tiêu khiển của giới quý tộc Pháp trong thế kỷ 15. Mãi đến cuối thế kỷ 19 thì mới được xem là một môn thể thao và đưa vào thi đấu chính thức lần đầu vào năm 1896.
Nguồn gốc lịch sử môn đấu sử dụng kiếm
Tuy được biết đến là một trò chơi của giới quý tộc Pháp vào thế kỷ 15, nhưng cũng có tài liệu cho rằng đấu kiếm có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Nhưng dù là xuất phát từ đất nước nào, thì khi nhắc đến môn này người ta đều sẽ nhắc về Domenico Angelo.
Angelo là người đầu tiên mở trường dạy đấu kiếm và huấn luyện cho các môn sinh về các quy tắc cơ bản cũng như tư thế khi chiến đấu. Và mặc dù trường được mở ra với chủ ý là để người học có thể tham gia thực chiến bất cứ lúc nào.
Nhưng chính bản thân Angelo cũng đã nhấn mạnh về vẻ đẹp của môn thi đấu nghệ thuật này, và thừa nhận lợi ích về mặt sức khỏe của người luyện kiếm hơn là có tác dụng trong việc xem là một loại hình chiến đấu một mất một còn.
Trường của Angelo đã hoạt động suốt 3 thế hệ nhà Angelo là là trụ cột của môn đấu kiếm châu Âu trong gần 1 thế kỷ. Giải đấu kiếm chính thức đầu tiên được tổ chức là tại lễ Khai mạc Đại hội Quân đội Hoàng gia Anh tại Toà nhà Nông nghiệp Hoàng gia, Islington năm 1880.
Về sau khi môn này được đưa vào thi đấu chính thức, nhờ vào công nghệ hiện đại mà các thiết bị tính điểm đã được lắp đặt vào áo giáp của các kiếm sĩ, tính nhanh và chính xác các cú đâm nhẹ và hạn chế sự tranh cãi giữa các trọng tài khi quan sát bằng mắt thường.
Trang bị khi giao đấu
Trang phục thi đấu
Trang phục thi đấu của các kiếm sĩ thường có màu trắng và có gắn các vi mạch điện tử 12V để thuận tiện cho việc tính điểm, nhất là đối với các cú đâm mà mắt thường không theo kịp hoặc chỉ là cú đâm nhẹ. Khi kiếm sĩ bị đâm trúng điểm tính điểm thì máy sẽ báo hiệu cho trọng tài biết.
Quần áo bảo hộ của kiếm sĩ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người mặc. Bộ đồ sẽ gồm áo bảo hộ dày, bao tay chống trơn để không bị rơi kiếm, đu giày ủng bảo vệ bàn chân và xương ống chân, mũ bảo hiểm phải che kín mặt. Hai kiếm sĩ của hai đội khác nhau thì trên mũ bảo hiểm sẽ có đánh dấu màu sắc khác nhau.
Các loại kiếm
Kiếm liễu
Khối lượng của kiếm liễu thường là 0,5kg ở mức tối đa. Trên thân kiếm liễu có một bộ phận bảo vệ được thiết kế đảm bảo che chở được chỗ tay cầm chuôi của kiếm sĩ khỏi những cú đâm trực tiếp từ đối thủ.
Vùng tính điểm của kiếm liễu là thân trên của đối thủ mà không bao gồm đầu và hai cánh tay. Chỉ khi mũi kiếm đâm vào đúng vùng tính điểm thì mới được tính là một điểm hợp lệ, và tác động của phần lưỡi kiếm sẽ không được thiết bị tính điểm ghi lại.
Trường hợp mũi kiếm tác động vào ngoài vùng tính điểm trên cơ thể của người đối diện thì pha thi đấu khi này sẽ bị tạm dừng, và không được tính điểm.
Như vậy, khi một kiếm sĩ ghi được 1 điểm hợp lệ, thì pha thi đấu sẽ ngay lập tức được tạm dừng.
Trong trường hợp mà cả hai kiếm sĩ đều tác động vào nhau ở vùng tính điểm ở một khoảng cách thời gian quá ngắn khiến thiết bị tính điểm báo động gần như là cùng lúc, thì trọng tài sẽ dùng luật Đường kiếm đúng để phân xem ai được điểm.
Nếu trọng tài không phân biệt được ai ghi điểm trước thì cả hai kiếm sĩ đều không có điểm, điều này cũng bao gồm cả trường hợp mũi kiếm tác động vào ngoài vùng tính điểm nhưng lại rơi vào tình huống được ưu tiên, thì cũng không có điểm.
Tóm lại là mũi kiếm chạm vào vùng tính điểm thì mới có điểm, chạm vào vùng khác thì không có điểm.
Kiếm 3 cạnh
Khối lượng tối đa của kiếm ba cạnh là 775 gram. Gần vị trí chuôi kiếm cũng có bộ phận bảo vệ bàn tay của kiếm sĩ khỏi những cú đâm của đối thủ.
Kiếm ba cạnh sẽ ghi điểm bằng mũi kiếm, và vị trí ghi điểm trên cơ thể của đối thủ là toàn bộ cơ thể, tức là bao gồm cả vị trí bàn tay cầm kiếm. Do đó mà tác động của toàn bộ thân kiếm lên người đối thủ sẽ không được tính điểm và pha thi đấu vẫn phải tiếp diễn.
Trong thi đấu sử dụng kiếm ba cạnh thì không có luật vùng ngoài mục tiêu hay luật Đường kiếm đúng mà chỉ tính điểm cho hai kiếm sĩ khi cả hai đã thực hiện cú đâm cùng lúc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu cả hai kiếm sĩ đã thực hiện được 2 cú đâm cùng lúc, và cú đâm cùng lúc thứ 3 mang tính quyết định trận đấu thì cú đâm cuối cùng này sẽ không được công nhận.
Kiếm chém
Kiếm chém cũng có trọng lượng tương tự với kiếm liễu, tối đa là 0,5kg. Tương tự như hai loại kiếm còn lại thì kiếm chém cũng có phần bảo vệ tay của kiếm sĩ.
Kiếm có mục tiêu là chém, cắt và đâm vào mục tiêu là thân trên của đối thủ, bao gồm cả hai tay và phần đầu. Tác động của mũi và lưỡi kiếm chém lên đối thủ đều được tính là hợp lệ và được tính điểm khi tác động đúng vùng tính điểm, nếu tác động vào ngoài vùng mục tiêu thì không có điểm.
Khác với kiếm liễu, một lần tác động vào ngoài vùng mục tiêu thì pha thi đấu vẫn sẽ tiếp diễn mà không bị dừng lại. Nếu có sự tác động đồng thời lên đối thủ của hai kiếm sĩ thì trọng tài sẽ dựa vào luật Đường kiếm đúng để tính điểm.
Kỹ thuật cơ bản sử dụng kiếm
Mỗi khi có điểm được ghi, hai kiếm thủ lại quay trở về vạch xuất phát của mình. Pha thi đấu mới được bắt đầu bằng những lệnh sau của trọng tài (được nói bằng tiếng Pháp trong những cuộc đấu quốc tế) “En garde!” (Đề phòng!), “Êtes-vous prêts?” (Bạn sẵn sàng chưa?), “Allez!” (Đấu!).
Trong đấu kiếm, hai chuyển động cơ bản được áp dụng là Tấn công và Phòng thủ. Cả hai chuyển động này đề có tác dụng giữ Đường kiếm đúng, và bên cạnh đó thì kỹ thuật tấn công sẽ được dùng để tác động vào đối thủ với mục đích ghi điểm, còn kỹ thuật phòng thủ sẽ giúp kiếm sĩ tránh phải bị tác động từ kiếm của đối thủ.
Bổ sung kiến thức về bộ môn dùng kiếm này
Cơ quan quản lý
Tổ chức quản lý môn thể thao này là Liên đoàn Đấu kiếm Quốc tế có tên tiếng Pháp là Fédération Internationale d’Escrime – viết tắt là FIE. Hiện nay trụ sở chính của FIE được đặt tại Lausanne của Thụy Sĩ, hiện có 145 nước thành viên.
Các luật cơ bản
Vùng thi đấu của môn đấu kiếm có chiều dài là 14 mét và có chiều rộng là từ 1,5 mét đến 2 mét. Đường thi đấu được ngăn đôi theo chiều ngang và các kiếm sĩ chỉ được hoạt động trong phạm vi này. Một lần kiếm sĩ lùi quá phạm vi thi đấu thì sẽ tính là đã bị đâm một lần.
Trước khi bước vào ván đấu chính thức thì các kiếm sĩ bắt buộc phải cúi người chào đối thủ, chào trọng tài và chào khán giả, để thể hiện sự tôn trọng, cho thấy phong thái lịch sự và tinh thần cao thượng. Đấu kiếm là một môn thể thao quý tộc, nghệ thuật, nếu các kiếm sĩ không thực hiện nghi lễ này thì có thể bị loại khỏi cuộc thi.
Thời gian thi đấu kiếm thể thức đơn – thi cá nhân sẽ là 3 hiệp và mỗi hiệp dài 3 phút. Thời gian nghỉ ngơi giữa các hiệp là 1 phút.
Để xét là người chiến thắng thì kiếm sĩ đó phải thực hiện được 15 cú đâm hợp lệ trước đối thủ, hoặc trong thời gian quy định của trận đấu ai đâm được nhiều cú hợp lệ hơn là thắng.
Trong đấu kiếm không có khái niệm hòa, nếu hết 3 hiệp mà không có ai hơn điểm thì sẽ đấu hiệp phụ dài 1 phút, trong 1 phút đó ai ghi được điểm hợp lệ đầu tiên sẽ là người chiến thắng.
“Mũi đâm vàng”, là luật được áp dụng khi đã hết giờ đấu mà chưa có người thắng cuộc, thì trọng tài sẽ nhấn bảng đèn, đèn chạy ngẫu nhiên rồi dừng về phía nào thì kiếm sĩ đó được quyền ưu tiên tấn công trước, trong thời gian 1 phút nếu cả hai kiếm sĩ không ghi được điểm thì người được ưu tiên chính là người chiến thắng.
Đối với môn kiếm ba cạnh, nếu cú đâm đúp của hai kiếm sĩ cách nhau là 1/25 giây thì cả hai kiếm sĩ đều được tính điểm.
Lời kết
Bề ngoài tuy thấy môn đấu kiếm là một môn thể thao nguy hiểm khi hai kiếm sĩ cố gắng cùng vũ khí để ghi điểm từ trên người của đối thủ. Nhưng thực tế thì đây là một môn thể thao mang tính nghệ thuật và có phong thái của quý tộc, ngoài ra thì các kiếm sĩ còn được bảo hộ rất cẩn thận bằng các trang phục và thiết bị. Môn đấu kiếm đến nay vẫn được công nhận là một thể thao “có vẻ đẹp chết người” nhưng cũng đầy tinh thần cao thượng. Vào nhà cái bk8 để tham gia các bộ môn thể thao khác.
The post Đấu kiếm – Môn thể thao Olympic đặc sắc appeared first on BK8.
Via BK8 https://www.bk8plus.com
Comments
Post a Comment